Đối với nhiều người, khái niệm về hệ thống tiếp địa chống sét còn khá mới mẻ. Vậy, hệ thống tiếp địa chống sét là gì? Tiêu chuẩn tiếp địa chống sét như thế nào? Và cách thi công hệ thống này ra sao? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn tất tần tật những gì liên quan đến vấn đề này. Hãy cùng theo dõi nhé.

Tiêu chuẩn tiếp địa chống sét là gì?
Trước khi tìm hiểu tiêu chuẩn tiếp địa chống sét chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hệ thống tiếp địa là gì và tác dụng của nó ra sao.
Hệ thống tiếp địa là hệ thống bao gồm các cọc thép mạ đồng có chiều dài khoảng từ 1,2 đến 2,5 được đóng trực tiếp xuống mặt đất, liên kết với thép góc hoặc thép tròn. Hệ thống tiếp địa có công dụng chống sét, tạo hệ thống bảo vệ cho các công trình.
Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn tiếp địa chống sét TCVN 9385:2012 với tên gọi là tiêu chuẩn tiếp địa chống sét dành cho từ công trình xây dựng và hướng dẫn thiết kế, bảo trì, kiểm tra hệ thống. Theo tiêu chuẩn, các cọc tiếp địa được sử dụng bằng thép gai hoặc bằng đồng. Bên cạnh đó, để năng cao tuổi thọ của hệ thống tiếp địa chống sét thì các cọc này được liên kết với các thanh đồng hoặc dây đồng. Ngoài ra, để có thể xác định số lần năng lượng sét đi qua hệ thống, một số công trình còn lắp thêm thiết bị đếm sét.
Theo tiêu chuẩn tiếp địa chống sét, hệ thống dây đồng và các cọc tiếp đất nên sử dụng mối hàn hóa nhiệt. Các mối hàn hóa nhiệt sẽ giúp cho dòng điện không bị ăn mòn và lão hoá theo thời gian, đồng thời có tác dụng dẫn dòng điện. Tuy nhiên, ta cũng có thể sử dụng hàn hơi hoặc kẹp nối để nối các mối ghép không quá quan trọng. Nắm vững tiêu chuẩn tiếp địa chống sét sẽ giúp quá trình thi công diễn ra dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm thời gian.

Một số yêu cầu trước khi thi công hệ thống tiếp địa chống sét
Trước khi thi công hệ thống tiếp địa chống sét, chúng ta cần thực hiện một số yêu cầu sau để quá trình thi công diễn ra nhanh chóng nhất.
- Thi công hệ thống tiếp địa chống sét thường sử dụng các loại cọc đồng có chiều dài khoảng 2m và đường kính 14mm trở lên.
- Phụ thuộc vào từng địa chất của từng vùng mà có tính toán về số lượng cọc và chiều sâu khác nhau, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo điện trở phải đạt mức 10 Ohm.
- Sử dụng dây đồng, bulon đồng hoặc các mối hàn để nối các cọc đồng lại với nhau.
- Sử dụng vỏ kim loại của các thiết bị trong nhà để nối dây tiếp đất lại với nhau.
Thực hiện thi công hệ thống tiếp địa chống sét
Quá trình xây dựng hệ thống này vô cùng quan trọng, phải tuân thủ đầy đủ các bước trong tiêu chuẩn tiếp địa chống sét để đảm bảo công trình phát huy được tối đa công dụng của nó. Thực hiện thi công hệ thống tiếp địa chống sét bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định vị trí xây dựng hệ thống
Xác định và kiểm tra cẩn thận vị trí làm hệ thống tiếp địa, tránh các hệ thống ống nước, hệ thống cáp ngầm. Đào rãnh có chiều rộng từ 300mm đến 500mm và rãnh phải đảm bảo sâu từ 600mm đến 800mm. Có thể sử dụng phương pháp khoan giếng thực hiện thi công, sử dụng phương pháp này phải đảm bảo chiều sâu tử 20m đến 40m và đường kính của giếng khoan từ 50mm đến 80mm.
Bước 2: Đóng cọc tiếp đất
Chôn các điện cực xuống đất. Theo tiêu chuẩn thì các cọc phải đảm bảo khoảng cách bằng 2 lần độ cao của cọc khi đóng xuống đất. Một lưu ý nhỏ ở đây là có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn 2 lần độ cao của cọc đóng xuống đất nhưng không được ngắn hơn 1 lần. Chỉ áp dụng đối với các vị trí diện tích đất bị giới hạn.
Cọc được đóng cho đến khi đỉnh cách rãnh khoảng từ 100mm đến 150mm là đạt chuẩn.
Sau đó, để liên kết với các cọc đã đóng bạn hãy tiến hành rải cáp đồng. Giữa các mặt bằng, sử dụng hàn hóa nhiệt để liên kết. Để làm giảm điện trở của đất dọc theo các cáp đồng trần, bạn hãy tiến hành đổ hóa chất. Ngoài ra để liên kết với hệ thống cọc tiếp địa ở vị trí trung tâm, bạn cần sử dụng dây dẫn sét trực tiếp từ cáp tiếp đất hoặc kim chống sét.
Bước 3: Hoàn thành hệ thống tiếp địa chống sét và kiểm tra điện trở
Tại vị trí cọc trung tâm, bạn hãy lắp đặt hố kiểm tra điện trở. Yêu cầu của hố này là mặt đất phải ngang bằng với mặt hố. Kiểm tra và nghiệm thu cẩu thận các mối hàn sau đó thu dọn hết dụng cụ. Hoàn trả mặt bằng lại bằng cách lấp đất vào các rãnh và hố, nên chặt đất đã thi công lại.
Sau khi đã hoàn tất, bạn hãy tiến hành đo điện trở của hệ thống tiếp đất. Theo tiêu chuẩn, giá trị điện trở phải nhỏ hơn 10 Ohm. Nếu lớn hơn giá trị tiêu chuẩn phải xử lý thêm hoá chất hoặc đóng thêm cọc để đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
Trên đây là những tìm hiểu về tiêu chuẩn tiếp địa chống sét mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn. Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé.