Đối với mỗi gia đình, bàn thờ chính là một vật vô cùng thiêng liêng và quan trọng. Nó chính là thứ để thể hiện sự tôn trọng, thành kính của gia chủ và thần linh. Do đó khi gia đình chuyển nhà thì một việc rất quan trọng cần chú ý đó là chuyển bàn thờ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới và một số lưu ý nhé.
Thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Bàn thờ là nơi để thờ phụng, tưởng nhớ của mỗi gia đình với tổ tiên và bày tỏ sự thành kính, tôn trọng đối với các vị thần linh. Cũng thông qua đó con cháu gửi thông điệp lên các vị gia tiên và thần linh trên cao để cầu mong sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, thành công trong cuộc sống. Vì vậy thủ tục chuyển bàn thờ là vô cùng quan trọng, cần chú ý không được sai sót bất kỳ nghi thức nào.
Chọn ngày làm lễ
Để có thể tiến hành thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới thì chọn ngày đẹp giờ tốt là điều vô cùng cần thiết bởi khi đó việc di chuyển bàn thờ cũng sẽ có nhiều thuận lợi. Từ đó cuộc sống của gia chủ ngày càng tốt lên, còn ngược lại nếu việc di chuyển bàn thờ gặp nhiều khó khăn rắc rối thì sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau vì đó thể hiện sự thiếu chu đáo, cẩn thận và thành kính đối với gia tiên và các vị thần linh.
Có rất nhiều cách để bạn có thể chọn được ngày tốt giờ đẹp. Cách đầu tiên cũng là cách mà đa số mà mọi người sẽ lựa chọn đó là đến tìm các chuyên gia phong thủy và các thầy xem tử vi. Nếu chọn được ngày có sao tốt chiếu vào thì với năng lượng và ánh sáng mạnh mẽ của nó sẽ giúp nghi lễ được tiến hành thuận lợi hơn rất nhiều. Đồng thời cũng sẽ giúp cho gia chủ may mắn hơn trong cuộc sống, sự nghiệp sau này.
Chuẩn bị lễ vật
Để có thể thực hiện một thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới thì lễ vật là không thể thiếu. Tuy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà lễ vật có thể cầu kỳ hay đơn giản nhưng có một số lễ vật sau là bắt buộc phải có:
- 1 con gà trống luộc nguyên con.
- 1 đĩa xôi và 3 chum rượu trắng.
- Bộ tam sên bao gồm tôm, trứng luộc và thịt.
- 1 lọ hoa, 1 đĩa hoa quả, 1 bát nước sạch.
- 3 lá trầu têm và 1 quả cau.
- Vàng mã: yêu cầu bộ vàng mã dùng cho nghi lễ chuyển bàn thờ.
Chú ý rằng các lễ vật gia chủ nên đặt lên mâm, không được để dưới nền để bày tỏ thành kính với các vị ở trên. Sau khi đặt xong thì gia chủ vái 3 vái, khẩn báo rồi xin phép được chuyển bàn thờ.
Quy trình thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Để có thể chuyển bàn thờ một cách thuận lợi thì có một số bước sau:
Bước 1: Thắp hương, khấn ở bàn thờ, bát hương cũ.
Bước 2: Khi đã khấn xong thì dùng hai tay nhấc bát hương để trên bàn. Chú ý không được để dưới đất.
Bước 3: Dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ cũ rồi để bàn thờ mới vào vị trí cần để.
Bước 4: Khấn thỉnh bát hương cũ đặt ở trên bát hương mới.
Bước 5: Sau khi đã khấn xong thì bạn hãy bày lễ vật, hoa quả, cỗ chay,… hoặc là chỉ để ba bát cơm, ba chén nước. Nếu không bạn hãy để trước mỗi bát hương một cốc nước chè và một bát cơm trắng. Nếu nhà nào có điều kiện tốt thì nên làm một mâm cỗ chay đặt lên bàn thờ. Còn không thì như vậy là đã coi là hoàn thành rồi.
Một số lưu ý khi làm thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Ngoài các quy trình nói trên thì bạn cũng cần chú ý một số điều sau:
- Chọn ngày giờ hoàng đạo để tiến hành thủ tục chuyển bàn thờ, bát hương. Thông thường thủ tục này sẽ được tiến hành trong ngày chấn trạch nhà mới.
- Nghi lễ chuyển bàn thờ phải do người đàn ông trụ cột thực hiện, nếu nhà không có đàn ông thì người phụ nữ vai vế lớn nhất trong nhà phải thực hiện.
- Vị trí của bàn thờ mới phải đặt nơi khô ráo, không được đặt ở nơi ẩm mốc, gần nhà về sinh hoặc nằm dưới nhà vệ sinh. Đa số các gia đình sẽ đặt bàn thờ ở giữa nhà hoặc dành riêng một phòng trên tầng thượng làm phòng thờ.
- Trước khi đặt đồ lễ thì bàn thờ phải sạch sẽ gọn gàng. Khi dọn dẹp bàn thờ cũ cần chú ý cẩn thận không vội vàng dẫn đến đổ bể đồ vật, lễ vật.
- Khi khấn lễ phải thành kính, nghiêm túc. Tránh thái độ cười cợt, đùa giỡn.
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới và một số lưu ý. Mong các thông tin sẽ có ích cho bạn và xin cảm ơn đã tham khảo.