Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đi giải nghĩa cho các bạn về Thiết kế kỹ thuật là gì và thiết kế kỹ thuật áp dụng như thế nào, hồ sơ thiết kế kỹ thuật trong xây dựng gồm có những gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu.
Khái niệm thiết kế kỹ thuật là gì?
Thiết kế kỹ thuật là gì thì theo luật xây dựng năm 2014 của Việt Nam định nghĩa: Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hoá các thiết kế cơ sở. Sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt với mục đích thể hiện các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Trong đó thì thiết kế kỹ thuật chính là cơ sở cho bản vẽ thi công hình thành.
Áp dụng thiết kế kỹ thuật như thế nào?
Trong ngành xây dựng tuỳ theo loại, cấp công trình và hình thức thực hiện dự án thì số bước thiết kế xây dựng công trình được chủ đầu tư quyết định.
Thiết kế kỹ thuật thường được chủ đầu tư áp dụng cho các công trình có thiết kế 3 bước đó là thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ và thiết kế cơ sở. Cụ thể:
- Đầu tiên là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình có yêu cầu lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật trong xây dựng.
- Thứ hai là thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư.
- Thứ ba là thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn và yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công có tính chất phức tạp.
Trong bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm những gì?
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được coi là giai đoạn hai trong quá trình thiết kế một công trình xây dựng. Nội dung thiết kế kỹ thuật có 3 phần: Phần thuyết minh, phần bản vẽ và phần tổng dự toán. Cụ thể như sau:
Phần thuyết minh
Phần thuyết minh công trình chính là phần tổng quát nhất, từ căn cứ vào thuyết minh công tình sẽ lập thiết kế kỹ thuật và thuyết minh công trình cũng là phần nội dung cơ bản xem dự án có được cấp có thẩm quyền duyệt hay không.
Bên trong thuyết minh dự án sẽ có danh mục các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, thiết kế mẫu; tóm tắt nội dung dung đồ án thiết kế được chọn và các phương án so sánh. Ngoài ra còn có tính khả thi của dự án và vì sao phải đầu tư cho dự án vào thời điểm này.
Trong bản thuyết minh còn có phần kinh tế kỹ thuật bao gồm: Năng lực công suất thiết kế và các thông số tổng quan của công trình; có các phương án danh mục, chất lượng sản phẩm và các sản phẩm, vật liệu sẽ được sử dụng cho công trình cần đạt tiêu chuẩn nào; Cuối cùng là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hiệu quả đầu tư của công trình.
Ngoài ra trong phần thuyết minh còn có thuyết minh về công nghệ chính là phương pháp sản xuất, bố trí dây chuyền công nghệ trong công trình; tính toán và lựa chọn thiết bị nếu là công trình dùng đến các thiết bị chuyên ngành; các biện pháp thi công và an toàn sản xuất, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường,…
Cuối cùng trong phần thuyết minh sẽ là phần kiến trúc xây dựng bao gồm: Cách bố trí mặt bằng, diện tích xây dựng và vị trí xây dựng công trình được thể hiện trên bản đồ ra sao; Cùng với các giải pháp kiến trúc, kết cấu và nền móng; các giải pháp kỹ thuật sử dụng khi thi công và các kết cấu chịu lực chính của công trình,…Ngoài ra còn rất nhiều các thông số khác về kiến trúc xây dựng của công trình cần được thể hiện.
Phần bản vẽ
Phần bản vẽ này sẽ thể hiện hiện trạng và mặt bằng cũng như vị trí của công trình. Bên cạnh đó là bố trí chi tiết các hạng mục và các hệ thống kỹ thuật.
Ngoài ra còn có bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng và các công trình phụ trợ của dự án cùng với dây chuyền công nghệ và vị trí của các thiết bị chính.
Mặt bằng cắt ngang và cắt dọc chính của các hạng mục công trình. Ngoài ra còn rất nhiều chi tiết khác được thể hiện trên tổng thể phần bản vẽ như chi tiết của các công trình phụ, từ diện tích, chiều dài chiều rộng, chiều cao cho đến vị trí lắp đặt thiết bị chiếu sáng,… Tất cả thể hiện chi tiết nhất ở bản vẽ.
Và bản vẽ cũng là vật dụng quan trọng trong quá trình thi công công trình đối với nhà thầu cũng như chủ đầu tư khi muốn quản lý chất lượng công trình của họ.
Phần tổng dự án
Phần tổng dự án sẽ gồm có dự toán xây dựng của công trình và chi phí quản lý dự án cùng với các chi phí khác phát sinh trong quá trình thi công.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn hiểu về thiết kế kỹ thuật là gì? Cùng với các kiến thức trong hồ sơ kỹ thuật công trình cũng như sử dụng thiết kế kỹ thuật trong các trường hợp nào. Hy vọng những kiến thức xây dựng này sẽ có ích cho các bạn.