Quyết định chủ trương đầu tư là gì? Các cấp nào có thẩm quyền giải quyết? Đây là những băn khoăn, trăn trở của rất nhiều người dân và doanh nghiệp. Tìm hiểu quyết định nên căn cứ theo Luật Đầu tư hiện hành để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Nhà nước.
Quyết định chủ trương đầu tư là gì?
Quyết định chủ trương đầu tư là gì? Theo Luật Đầu tư công 2019 Khoản 7 Điều 4 có ghi rõ: Chủ trương đầu tư là quyết định của các cơ quan có thẩm quyền với nội dung chủ yếu về chương trình, dự án đầu tư. Qua đó, lập căn cứ trình, phê duyệt đầu tư cũng như báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án.

Tùy thuộc vào từng dự án, chương trình với mức độ quy mô khác nhau sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chức năng riêng. Người dân, hay các công ty cơ sở cần tìm hiểu thật kỹ để nắm rõ những quy định này.
Các dự án cần xin Quyết định đầu tư
Các dự án được xây dựng nhằm phục vụ mục đích: kỹ thuật, khoa học, du lịch, văn hóa… tùy theo quy mô mà cần có phải có Quyết định đầu tư từ các cấp có thẩm quyền mới được phép tiến hành.
Dự án thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội
- Dự án có ảnh hưởng tới môi trường quốc gia: Nhà máy thủy điện, Khu bảo tổn thiên nhiên, Khu nghiên cứu khoa học.
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất với quy mô 500 ha trở lên.
- Di dân từ 20.000 trở lên khu vực miền núi, 50.000 người trở lên ở các khu vực khác.

Các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ
- Dự án nhà nước đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, viễn thông, báo chí, xuất bản, trồng rừng….
- Di dân từ 10.000 người trở lên khu vực miền núi. từ 20.000 người trở lên khu vực khác.
- Xây dựng, kinh doanh, hoạt động sân golf..
- Thăm dò, chế biến dầu khí, khai thác khoáng sản…
Dự án thuộc quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh
- Dự án đã được quyết định giao đất không thông qua đấu giá.
- Dự án có áp dụng công nghệ theo quy định về luật chuyển giao công nghệ tại tỉnh.
Cơ quan điều chỉnh lại quyết định đầu tư khi nào?
Trên thực tế có một số trường hợp quyết định đầu tư nhưng cần phải có sự điều chỉnh tăng hay thu hẹp quy mô. Lúc này, các đơn vị cần phải báo cáo với cơ quan đã quyết định chủ trương đầu tư. Thông qua xem xét, kiểm tra cơ quan có thẩm quyền sẽ có những điều chỉnh cần thiết sao cho phù hợp.

Trong trường hợp nếu sau điều chỉnh quy mô không ảnh hưởng tới mục tiêu và không tăng mức đầu tư thì không cần thẩm định vốn và khả năng cân đối vốn.
Hướng dẫn quy trình cấp quyết định chủ trương đầu tư
Căn cứ vào Luật Đầu tư, quy trình cấp quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện như sau:
Hồ sơ chuẩn bị cấp quyết định:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án tại khu vực cụ thể.
- Bản sao CMND/ CCCD/Hộ chiếu, bản sao giấy chứng nhận thành lập hay tài liệu tương đương.
- Đề xuất đầu tư với nội dung: Mục tiêu dự án, quy mô, vốn, phương án huy động vốn, tiến độ, ưu đãi, tác động của dự án với kinh tế – xã hội khu vực hoặc quốc gia.
- Bản sao báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, cam kết hỗ trợ từ công ty mẹ, bảo lãnh năng lực tài chính nhà đầu tư.
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất
- Giải trình cụ thể về việc áp dụng công nghệ với dự án đầu tư.
- Hợp đồng BCC với dự án đầu tư theo hình thức này.
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết phù hợp với quy mô dự án.

Quy trình cấp quyết định đầu tư
- Sau 35 ngày từ khi nhận hồ sơ dự án, cơ quan đăng ký sẽ thông báo cho nhà đầu tư.
- 3 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký sẽ gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định tại cơ quan nhà nước.
- Trong 15 ngày, cơ quan lấy ý kiến thẩm định.
- Cơ quan quản lý đất đai sẽ chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ.
- Sau 25 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ lập báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền về thông tin dự án.
- Thông qua những thông tin này, cơ quan chức năng sẽ xem xét và quyết định đầu tư.
Quyết định chủ trương đầu tư là gì? Các đơn vị cần phải được thực hiện theo đúng quy trình để đảm bảo quyền lợi cũng như sự phát triển chung của đất nước. Các đơn vị đầu tư nêm tìm hiểu các quy định trong Luật Đầu tư đã đưa ra để nắm vững quy trình này.