Logo Bidresidence 5

Cách tính phần trăm độ dốc trong thiết kế và thi công công trình xây dựng

Nếu là người trong ngành xây dựng chắc chắn ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng của độ dốc đối với mỗi công trình. Việc nắm rõ cách tính phần trăm độ dốc mái che sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình đồng thời đảm bảo tính thẩm mĩ cho thiết kế. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được công thức tính toán này. Bài viết hôm nay sẽ nhắc lại giúp bạn công thức tính phần trăm độ dốc một số loại mái che thịnh hành hiện nay.

Độ dốc mái trong xây dựng tác động như thế nào đến chất lượng công trình?

cách tính phần trăm độ dốc

Tất cả chúng ta đều biết, mái nhà chính là nơi tiếp nhận trực tiếp các dạng thời tiết cực đoan trong đó có những cơn mưa xối xả như trút nước. Nước rơi xuống đất ngấm vào đất, rơi xuống ao hồ hòa vào ao hồ và rơi trên mái sẽ đọng lại trên mái. Điều gì sẽ xảy ra nếu mái nhà bạn không dốc hoặc độ dốc không tương thích với cấu trúc nhà. Nước ứ đọng, lá cây, bụi bẩn sẽ ứ đọng trên mái gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình. Việc nắm vững cách tính phần trăm độ dốc mái sẽ giúp đội thi công lắp đặt mái với độ dốc chính xác đảm bảo mái nhà luôn khô thoáng, tránh trường hợp thấm mái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ mái che. 

Những lưu ý đặc biệt khi bắt tay vào tính phần trăm độ dốc mái che

  • Cần xác định rõ kiểu dáng mái cũng như nguyên liệu sử dụng trong quá trình lợp mái là gì để có cách tình hợp lí nhất đảm bảo tính năng thoát nước sạch sẽ cho mái
  • Đối với chiều cao mái < 2.4m với các công trình nhà xưởng: cần làm chắc chắn phần mái trong phạm vi nước chảy
  • Đối với 2 mái có chiều cao >= 2.4m thì nên bố trí thiết bị cống thoát nước bên ngoài hoặc bên trong công trình

Bỏ túi cách tính phần trăm độ dốc mái che trong thiết kế công trình

Hiện nay, trên thị trường tồn tại rất nhiều các kiểu dáng mái khác nhau với các chất liệu mái khác nhau như mái tôn, mái ngói, mái bằng, mái kính… Tuy nhiên, phần trăm độ dốc tồn tại một công thức tính chung như sau:

Công thức chung

i = (H/L)x 100

Trong đó:

  • i: độ dốc cần tìm
  • H: Chiều cao mái
  • L: Chiều dài mái

cách tính phần trăm độ dốc 1

Thông số hoàn hảo của một số độ dốc mái thường gặp

  • Đối với mái tôn: Độ dốc tối thiểu là 10%
  • Phần trăm độ dốc mái lợp nhà: tối thiểu 10%
  • Phần trăm độ dốc mái lợp tầng hầm: tối đa 20%
  • Phần trăm độ dốc mái tôn sàn WC: tối thiểu 15%

Độ dốc mái tôn đôi khi phụ thuộc vào loại tôn sử dụng là tôn bao nhiêu sóng cũng như đặc điểm mùa mưa, lưu lượng mưa của từng khu vực xây dựng

  • Đối với mái ngói: 
    • Đối với các loại ngói lợp cao cấp như ngói Thái, ngói Nhật: độ dốc tối ưu là 405%
    • Đối với các loại ngói truyền thống: độ dốc hợp lí dao động khoảng 35 độ đến 60 độ với công thức tính góc như sau: 

a = arctan (H/L)

a: góc độ dốcTrong đó:

H: Chiều cao mái

L: Chiều dài mái

  • Ngói bờ lô, xi măng: khoảng 45-75%
  • Đối với mái bằng: Loại mái này thường có phần lắp đặt hệ thống thoát nước với độ dốc trung bình là từ 2%-8%
  • Đối với mái bằng lợp tôn bên trên, độ dốc trung bình rơi vào khoảng 30-45%
  • Đối với tôn phẳng: độ dốc tối ưu là 20-30%

Có thể nói, lắp đặt mái cho mỗi công trình tưởng chừng như là công việc vô cùng đơn giản, thích đặt thế nào thì đặt. Nhưng đối với những người trong nghề hoặc những ai đã đọc bài viết về cách tính phần trăm độ dốc trong quá trình thi công chắc hẳn đã nhận ra tầm quan trọng đến không thể lơ là về độ dốc mái. Dù căn nhà được lên ý tưởng thiết kế nội ngoại thất cầu kì đến nhường nào thì chỉ một chút sơ xuất trong quá trình tính độ dốc cho phần mái cũng khiến công trình bị mắc lỗi nghiêm trọng. Hi vọng, thông qua bài viết, bạn có thể tự tính ra độ dốc mái tối ưu cho căn nhà của chính mình.

Bài viết liên quan